1. Bảng tỉ lệ ăn chia dành cho xe VIP:
(áp dụng từ CN 16/3/2008)
Chú thích:
- Doanh thu x 1,000 VND;
- Trên 2,000,000 VND: tài xế được 70%;
- Trên 1,800,000 VND: được 69%;
- và cứ giảm xuống
- Trên 100,000 VND: được 47%.
Nhìn tỉ lệ ăn chia cứ đơn giản nghĩ rằng sẽ rất hấp dẫn người lao động (tức tài xế xe VIP).
2. Thử vài ví dụ thực tế:
Với các thông số chỉ số tiêu thụ xăng trung bình 18lit/100 km (tức đốt 2,660 VND cho mỗi km lăn bánh), giá cước taxi hiện tại (Mar.20 2008) là 15,000 VND/km.
2.1. Đưa khách từ điểm A đến B, sau đó quay về A để chờ cuốc khách kế tiếp.
Chú thích:
- km (est.): quãng đường phải chạy để có được doanh thu tương ứng.
- lương: tiền lương của tài xế VIP theo doanh thu tương ứng.
Theo bảng tính, dễ dàng thấy được, để có mức lương 200,000 VND (như ngày trước), tài xế phải có mức doanh thu trên 800,000 VND - tức chạy trên 110 km/ngày. Xin lưu ý đây là con số lý tưởng với mức chạy 200%, A đến B quay về A đón cuốc kế tiếp, không chạy lòng vòng, không nổ máy chờ khách.
2.2. May mắn hơn với 150%:
Chú thích:
- Đưa khách từ A -> B, giữa đường (1/2 đọan đường AB) về gặp khách thực hiện cuốc xe tiếp theo.
Theo bảng tính, phải có doanh thu trên 610,000 VND mới có được lương là 200,000 VND.
2.3. Cực kỳ "may mắn" với 100%:
Chú thích: đây là trường hợp tour 2 chiều, hoặc A -> B, từ B "nhặt" được khách đến C, cứ thế, có khách liên tục.
Dễ dàng thấy được trường hợp 150% và 100% không phải tour là chuyện không tưởng hoặc "ngàn năm có 1".
2.4. Với kinh nghiệm thực tế cho 1 ngày làm việc, tính luôn quãng đường đi về nhà/garage và bình quân có khách, con số tỉ lệ thường thấy phải là 230%:
Bảng tính trên + thực tế đã cho thấy rõ, để có được 200,000 VND lương, tài xế VIP trung bình phải chạy hơn 140km để có doanh thu hơn 915,000 VND.
Theo kinh nghiệm "lăn lộn" và tự lực cánh sinh, để có 900,000 VND doanh thu, giờ "gác chèo" (tức về nhà nghỉ ngơi) là sau hơn 9h tối. Điều đó có nghĩa với tài xế ôm 1 xe, kiếm 900,000 VND đều đặn hàng ngày là chuyện chỉ có người không biết ngủ họa may mới có thể làm được.
Giả sử có người không biết ngủ ấy, tin chắc 1 điều, họ sẽ chọn lái xe trắng. Vì đến khỏang 9h tối, doanh thu xe trắng đã xấp xỉ 1,300,000 VND và mức lương nhận được khi ấy khỏang 400,000 VND. Tức là hơn gấp đôi thu nhập khi lái xe VIP.
3. Tour "ngon" và những tiêu cực phát sinh:
Như đã nêu trên, lương của tài xế VIP sẽ "ngon" không chỉ vì doanh thu hay vì số km chạy, mà yếu tố chính là: GIẢM SỐ KM HAO PHÍ (tức giảm việc xe chạy không khách). Những ai đã ôm Camry 2007 2.4 chạy đều biết mức tiêu thụ xăng của xe (đặc biệt là xe mới) khá là hao tốn. Con số 2,660 VND cho mỗi km đã ít nhiều cho chúng ta thấy điều đó. Có nghĩa là nếu tài xế ôm xe chạy lòng vòng 4 km để tìm khách (trong nghề gọi là "cảo") sẽ tự đốt 10,000 VND. Thật không ngạc nhiên khi có những ngày doanh thu khá tốt nhưng lương thì cực bèo vì số km chạy cho sự siêng năng hay sốt ruột của mình quá lớn.
Còn gì tệ hại hơn sau 1 ngày ôm xe chờ khách, cẩn thận vận hành trong đường phố Saigon đông nghịt, không chỉ đảm bảo an tòan cho khách, cho chính người cầm vô-lăng mà còn cho cả chiếc xe trị giá gần 1 tỉ đồng, tiền lương nhận được không đủ để rửa xe, huống hồ gì là tiền trả garage và chi tiêu cho 1 cuộc sống bình thường?
Ôm xe chờ khách cũng chết, chạy cảo lòng vòng càng chết. Thế đâu là lối thóat cho tài xế xe VIP? Đó chính là tìm những "cuốc (xe) ngon".
Làm sao để có những "kèo thơm"? Khi mà mỗi người khách có nhu cầu đi tour đều gọi lên đài, sau đó đài phát lại trên các kênh liên lạc? Việc trao đổi riêng giữa đài viên và một tài xế nào đó là không thể kiểm sóat trong thời buổi thông tin liên lạc hiện nay. 10% ăn chia liệu có hấp dẫn? Nếu một đài viên nhận 200,000 VND từ 1 tài xế sau 1 tour trị giá 2,000,000 VND thì việc phát tin tour ấy lên hệ thống chung liệu có xảy ra??
4. Thông tin trao đổi bên ngòai.
Trong quá trình lao động, không ít lần tôi nhận được sự ngạc nhiên từ khách hàng sau khi báo giá 15,000 VND/km. Họ nhận định rằng "không đắt lắm" với giá trị của chiếc xe. Không ít người cứ đinh ninh rằng giá cước xe VIP là 30,000 VND/km và đó là lý do họ từ chối đi xe VIP ban đầu.
Thì ra là ngày trước, hình như VinaSun đã làm 1 đợt quảng cáo trên các phương tiện đại chúng cho sản phẩm VIP của mình. Thậm chí là khi tôi gia nhập, giá cước của xe là 30,000 VND cho mỗi 2km đầu tiên sử dụng. Điều này gây ít nhiều ngộ nhận về giá cả đối với người sử dụng.
Theo tôi thấy, không có chiếc VIP VinaSun nào dán bảng giá cước cả, cho dù với những quy chế hiện tại, 1 chiếc xe Taxi sẽ phải được nhìn thấy là 1 chiếc taxi thực thụ với hộp đèn, tem kiểm định và bảng XE TAXI to chảng dán phía trước kính lái. Anh em vẫn thường nói, chiếc xe 900 triệu, dán xong 2 thứ ấy, trị giá còn 400 triệu mà thôi.
Là 1 người mới gia nhập thế giới taxi nói chung và VinaSun Corp. nói riêng, bản thân tôi nhận được nhiều sự ưu đãi từ công ty. Có thể vì may mắn, cũng có thể vì những khả năng riêng của mình khi so sánh với mặt bằng trình độ chung của anh chị em trong nghề, rõ ràng khi tôi "treo chìa khóa", xin phép cty được nghỉ 3 tuần lễ, trong tôi luôn nghĩ: "tôi đã được nhiều hơn là mất".
Dĩ nhiên là được nhiều hơn, vì với 1 người mới có bằng lái tháng 10/2007 như tôi, việc có xe để lái thành thạo phải tốn kém không ít. Huống hồ gì tôi được vận hành trên 1 chiếc xe Camry 2007 mới toanh lấy từ trong hãng Toyota (Lê Duẩn) đến khi điều khiển nó một cách thuần thục không thua gì những bậc đàn anh trong nghề. Hơn thế nữa, mỗi ngày trong sự học hỏi và giao tiếp với đại đa phần những người khách trung lưu và thượng lưu, thậm chí không ít người nước ngòai, chúng tôi còn nhận được tiền lương là 200,000 VND. Nói chung, với cơ chế trước đây, rõ ràng, lái xe VIP VinaSun "dễ thở" hơn rất nhiều ngành nghề, thậm chí là những nghề đòi hỏi tri thức cao.
Kể từ ngày CN 16/03/2008, chính sách chia tỉ lệ đã kết thúc "thời kỳ vàng son" của những tài xế VIP VinaSun. Không ít (phải nói là nhiều) người đã phải xin nghỉ dài hạn. Âu cũng là phản ứng tất yếu của người lao động trong thời buổi mà đồng tiền ngày càng mất giá như hiện nay.
5. Đúc kết:
Dù không phải là người điều hành taxi và cũng không có những kiến thức kinh doanh taxi uyên thâm, nhưng tôi cho rằng, việc thông báo dịch vụ và giá cước đến đại chúng là điều cần thiết. Không ít những vị khách đã rất hài lòng khi di chuyển trên chiếc Camry 2007 này, họ nói rằng họ đã không biết đến nó.
Tuy mức lạm phát nước ta khá cao, nhưng thu nhập của một phần không nhỏ người dân là khá tốt. Nhu cầu đi xe taxi sang trọng, an tòan với những tài xế có kiến thức, tính tình điềm đạm là thực trạng đang diễn ra hàng ngày. Đã là xe VIP dành cho khách VIP, nên chăng người vận hành nó cũng có ít nhiều tính cách và khả năng VIP tương ứng?
Ngòai ra, nhu cầu thuê xe, thuê tài xế với những kỹ năng cộng thêm từ các công ty, đặc biệt là công ty nước ngòai là không ít (họ luôn trong tình trạng thiếu xe khi có khách hoặc nhân viên từ công ty mẹ đến). Thực tế là tại TP.HCM có nhiều công ty đang kinh doanh trên những mảng này. Nếu VinaSun có định hướng là một công ty vận chuyển hành khách tầm cỡ, nên chăng không thể bỏ qua những tiềm năng cho doanh thu và tiếng tăm của mình, dù phải đầu tư những chiếc xe sang không phải sản phẩm của Toyota? Nếu 10 chiếc Camry có thể đổi 3 chiếc Mercedes, từ đó "chiếm lĩnh" những khách sạn hạng sang không trực thuộc Saigon Tourist, kiến tạo thêm cho mình những mối mang cao và rộng hơn, đồng thời nâng tầm vóc lên một bật thì liệu có nên làm??
Riêng tôi, dù chủ động quyết định tạm nghỉ 1 khỏang thời gian, nhưng tôi vẫn cảm ơn công ty đã tạo nhiều điều kiện tốt cho tôi. Tôi mong và tin rằng VinaSun sẽ phát triển mạnh mẽ và chắc chắn. Khó khăn chỉ là tạm thời nếu thực sự những người điều hành quyết tâm lèo lái con tàu kinh doanh đúng hướng với những phương thức tương thích.
Junior.
VinaSun taxi và chính sách tỉ lệ ăn chia mới dành cho VIP driver
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Tôi đã được trải nghiệm dv này dù ko biết đến trước đó ở Vt và như cách ad đã trình bày ở trên thì tui đã biết vì sao tui bị quất 80k cho đoạn đường chỉ 2km. Ko niêm yết giá và việc độ đồng hồ là ko hề khó với driver.
Đăng nhận xét